Hà Nội có nguy cơ mắc sốt xuất huyết cao nhất cả nước

        Theo báo cáo từ Bộ Y tế, tính đến đầu tháng 4 năm 2018, cả nước đã có gần 800 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có khoảng 500 trường hợp được ghi nhận tại Hà Nội.

Sốt xuất huyết xảy ra quanh năm do sự lây lan virus Dengue qua vết đốt của muỗi vằn. Đây là bệnh cực kì nguy hiểm, tại nước ta chưa có vắc xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Bộ Y Tế khuyến cáo người dân cần nhanh chóng trang bị kiến thức và thực hiện ngay các biện pháp phòng bệnh.

Dịch bệnh sốt xuất huyết rất dễ lây lan nhất là đối với trẻ em

Thực tế diễn biến dịch bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đưa ra dự báo từ giờ đến cuối năm, cả nước sẽ thường xuyên xuất hiện bão và các cơn mưa bất chợt với số lượng nhiều hơn năm trước. Khu vực Hà Nội có khả năng ngập úng cục bộ do ảnh hưởng của mưa lũ, tình hình dịch bệnh càng trở nên nguy cấp.

Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư với mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, Đống Đa là quận có mật độ dân số cao nhất với 42.171 người/km(Nguồn: ‘Cổng Thông tin điện tử Chính phủ’), dễ hình thành các ổ dịch lớn đưa mầm bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng, các cơ sở y tế trở nên  quá tải và khó kiềm chế dịch bệnh.

Tình trạng quá tải tại các bệnh viện khiến dịch bệnh sốt xuất huyết có cơ hội bùng phát.

Tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết không ngừng tăng trưởng về quy mô và số lượng người mắc bệnh  ở các quốc gia trên thế giới nói chung và các nước Đông Nam Á nói riêng. Tại nước ta, dịch bệnh có xu hướng giảm khi bước vào tháng 10. Nhưng riêng Hà Nội, thời kỳ cao điểm vẫn kéo dài đến tận tháng 11. Điển hình vào đầu tháng 10  năm 2017, trong khi cả nước đã phần nào kiểm soát được dịch bệnh thì Hà Nội vẫn phải đối phó với nguy cơ dịch bùng phát trở lại với số hộ gia đình có ổ bọ gậy lên tới 20% và mật độ muỗi gia tăng liên tục. Đây cũng là thời điểm Hà Nội vừa tiếp nhận lượng lớn học sinh, sinh viên về nhập học nên số ca mắc bệnh tăng cao hơn bao giờ hết. Tháng 11 năm 2017, Hà Nội mới chính thức đưa ra thông báo khống chế được dịch bệnh.

Người dân Hà Nội chủ động phòng chống sốt xuất huyết

UBND Thành phố Hà Nội và Sở Y tế Hà Nội cùng các đơn vị truyền thông đã thực hiện công tác chuẩn bị nhằm nâng cao nhận thức về bệnh và các phương pháp phòng bệnh cho người dân.

Sáng 17-3, 30 quận, huyện và thị xã thuộc Thành phố Hà Nội đã cùng ký cam kết không để bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết. Ngay sau đó, Thành phố đã phối hợp với các quận tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường, xử lý các ổ bọ gậy phát sinh trong đầu năm. Tháng 6 vừa qua, Sở Y tế Hà Nội kết hợp cùng UBND huyện Thanh Trì phát động hưởng ứng “Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết”, đưa ra mục tiêu bảo vệ môi trường và sức khỏe cho người dân.

Hà Nội phát động phong trào phòng chống bệnh sốt xuất huyết.

Trong tháng 7-2018, nhãn hàng Remos thuộc Công ty TNHH ROHTO-MENTHOLATUM (Việt Nam) phối hợp cùng Báo Sức Khỏe&Đời Sống thực hiện chuỗi chuyên đề sức khỏe “Phòng ngừa và xử trí bệnh Sốt xuất huyết & virus Zika” tại Hà Nội. Chuỗi chuyên đề sẽ đưa ra những kiến thức cần thiết và hướng dẫn người dân về các phương pháp phòng bệnh, tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Người dân cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phun thuốc diệt muỗi tại địa phương, mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày, vệ sinh sạch sẽ nơi ở, loại bỏ các ụ nước trong nhà như bình hoa, rãnh nước, bể nước… ngăn muỗi sinh trưởng và phát triển.

Mỗi thành viên trong gia đình nên sử dụng các sản phẩm chống muỗi lên các vùng da hở mỗi ngày và khi sinh hoạt ở những khu vực nhiều muỗi như đi du lịch, cắm trại gần sông suối. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hoạt chất Diethyltoluamide (DEET) ở nồng độ 10 – 30%  có hiệu quả xua đuổi muỗi trong thời gian dài (8-10 tiếng) và an toàn cho sức khỏe.

Khi phát hiện người thân hoặc chính mình có các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết, cần đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở Y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

Tin Liên Quan